Các lĩnh vực của tái cấu trúc công ty

Ngày đăng: 10:25 AM, 16/11/2023 - Lượt xem: 223

Tái cấu trúc Công ty là quá trình thay đổi cấu trúc công ty nhằm hướng tới việc cải thiện khả năng sinh lời và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Tái cấu trúc gồm nhiều hoạt động đa dạng, tuy nhiên, có thể chia làm ba hướng tái cấu trúc cơ bản như được minh họa tại sơ đồ 1.

- Tái cấu trúc tài chính (financial restructuring): Đây là việc thực hiện các biện pháp để đẩy lùi tình trạng mất khả năng thanh toán đang đe dọa công ty và đảm bảo khả năng tồn tại của công ty. Mục tiêu tái cấu trúc tài chính trong trung và dài hạn là nhằm thiết lập lại cấu trúc vốn vững chắc và lành mạnh. Tái cấu trúc tài chính thường được thực hiện bằng tái vốn hóa năng động, nhằm cung cấp đủ vốn cổ phần và dòng tiền để tài trợ cho sự tăng trưởng trong tương lai. Tái cấu trúc tài chính là điều kiện tiên quyết cho quá trình tái cấu trúc bền vững.

- Tái cấu trúc hoạt động (operating restructuring): Nhằm cải thiện tình hình lợi nhuận và khả năng thanh toán theo chuỗi giá trị đã được xác định. Trọng tâm của tái cấu trúc hoạt động trước hết đặt vào việc đảm bảo khả năng tồn tại trong ngắn hạn của công ty bằng việc thực hiện các hành động nhanh chóng nhằm gia tăng lượng tiền mặt và cải thiện kết quả kinh doanh.

- Tái cấu trúc chiến lược (strategic restructuring): Bao gồm việc tái tổ chức các cấu trúc và quy trình phù hợp của các bộ phận trong công ty. Trong trung và dài hạn, một công ty bị ảnh hưởng của khủng hoảng chỉ có thể lấy lại khả năng cạnh tranh nếu nó giải quyết được những vấn đề nội tại, loại trừ những quá trình và bộ phận kinh doanh kém hiệu quả, định vị công ty trên thị trường cạnh tranh. Điều này đòi hỏi sự tái cấu trúc thay đổi chiến lược kinh doanh.

Sơ đồ 1: Tam giác ba lĩnh vực tái cấu trúc

 

 

Tất cả những tư tưởng tái cấu trúc sẽ được hợp nhất trong một kế hoạch kinh doanh tổng thể với một khung thời gian ít nhất là 2 năm. Các thành phần cốt yếu của bản kế hoạch là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và kế hoạch thanh toán nợ. Kế hoạch kinh doanh này cung cấp sự kết nối giữa ba thành phần của tái cấu trúc và làm cơ sở cho việc giám sát quá trình thực hiện.

Quá trình tái cấu trúc công ty

Tái cấu trúc là một quá trình gồm nhiều nội dụng và nhiều bước công việc khác nhau. Quá trình này được khởi động khi chủ sở hữu nhận thấy những giới hạn trong cấu trúc hoạt động và chủ động tiến hành tái cấu trúc. Việc thực hiện quá trình này có thể do ban lãnh đạo vạch ra hoặc có sự kết hợp với việc thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Theo hãng tư vấn Roland Berger Consultant, quá trình tái cấu trúc được chia thành hai giai đoạn cơ bản.

Giai đoạn 1: Đánh giá thực trạng và phác thảo tư tưởng tái cấu trúc

Đánh giá thực trạng

Mục tiêu của đánh giá thực trạng là thu được một cái nhìn chân thực về tình hình thực tại của công ty. Chúng ta chỉ có thể đề xuất các giải pháp tái cấu trúc có hiệu quả nếu nó dựa trên những thông tin minh bạch và đáng tin cậy. Để đạt được điều đó, các dữ liệu nội bộ và bên ngoài phải được hợp nhất và phân tích kỹ lưỡng. Dựa trên sự đánh giá này, một bản phác thảo sơ bộ về mục tiêu và tư tưởng tái cấu trúc sẽ được soạn thảo. Đồng thời với việc biên soạn tư tưởng tái cấu trúc, việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp cần được triển khai để giải quyết tình hình cấp bách.

Phác thảo tư tưởng tái cấu trúc

Tư tưởng tái cấu trúc sẽ được phác thảo sơ bộ trên ba khía cạnh: (1) Tái cấu trúc tài chính, (2) Tái cấu trúc hoạt động và (3) Tái cấu trúc chiến lược. Kế hoạch tái cấu trúc rất ít khi được xây dựng độc lập mà thường được lồng ghép như là một phần của kế hoạch phát triển trung hạn 05 năm hoặc 10 năm. Để có thể đưa ra phác thảo tư tưởng tái cấu trúc, trình tự thực hiện của giai đoạn này bao gồm:

- Thứ nhất, dự báo bối cảnh vĩ mô và ngành trong trung hạn: Việc đưa ra những dự báo đáng tin cậy về các điều kiện kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ lạm phát, lãi suất, triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán cũng như tình hình tăng trưởng của các ngành kinh doanh mà công ty tham gia là rất quan trọng. Những dự báo sẽ giúp công ty nhận diện những cơ hội cũng như nguy cơ và xác định triển vọng phát triển của từng ngành nghề làm cơ sở xác định những ngành kinh doanh chiến lược có triển vọng phát triển. Một nhân tố quan trọng cần được dự báo đó là tình hình phát triển thị trường chứng khoán. Kế hoạch tái cấu trúc tài chính thường được gắn với việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và việc thoái vốn ở các công ty con không cần nắm giữ chi phối, do đó, việc thực hiện thành công kế hoạch này hay không phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của thị trường chứng khoán.

- Phân tích SWOT: Phân tích SWOT là một phân tích giúp làm rõ những điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức của một công ty. Phân tích SWOT được xem là một trong những điểm khởi đầu hữu ích để giúp một công ty nhận biết về thực trạng hiện hành và từ đó đề xuất những biện pháp tái cấu trúc phù hợp.

- Định vị ngành chiến lược và những mục tiêu trung hạn: Dựa trên những dự báo về triển vọng vĩ mô và ngành kinh doanh, công ty sẽ xác định những ngành nghề kinh doanh chiến lược có lợi thế cạnh tranh và có triển vọng phát triển tốt. Việc tiếp theo là xác định mục tiêu cần đạt được trong trung hạn. Ví dụ, một tổng công ty xây dựng xác định sau 05 năm nữa sẽ đứng trong tốp 3 các nhà thầu xây dựng hàng đầu tại quốc gia. Việc xác định mục tiêu trung hạn là rất quan trọng vì từ đó nó giúp tổng công ty xác định được mức độ cần huy động nguồn lực tập trung vào ngành kinh doanh chiến lược.

- Tái định vị vai trò của công ty mẹ cũng như mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty thành viên: Đây chính là sự chuyên môn hóa và phân định nhiệm vụ nhằm tăng tính chuyên nghiệp và gia tăng hiệu quả hoạt động của một công ty có cấu trúc nhiều công ty con. Kinh nghiệm tái cấu trúc thành công các tổng công ty cho thấy, công ty mẹ thường cắt giảm việc trực tiếp kinh doanh, chuyển hoạt động kinh doanh trực tiếp này cho các công ty thành viên thực hiện. Thay vào đó, công ty mẹ thường tập trung vào việc hoạch định chiến lược phát triển chung, tìm kiếm và triển khai các dự án lớn, hỗ trợ các công ty con về tài chính, thông tin và điều phối dòng tiền trong toàn h ệ thống.

Giai đoạn 2: Phác thảo và thực thi tư tưởng tái cấu trúc chi tiết

Ở giai đoạn này, Công ty sẽ phải chi tiết hóa các tư tưởng tái cấu trúc. Việc tiếp theo trong giai đoạn này là phải lập kế hoạch các giải pháp thực hiện cụ thể theo trình tự từ dưới lên (bottom – up) và các tư tưởng đổi mới và cải tiến quá trình hoạt động của công ty. Một nội dung quan trọng của tư tưởng tái cấu trúc chi tiết là phải đặt ra được lộ trình tái cấu trúc và các biện pháp cụ thể của tái cấu trúc trong từng giai đoạn. Lộ trình tái cấu trúc cần phù hợp với bối cảnh vĩ mô được dự báo ở phần trên. Phần này của kế hoạch tái cấu trúc sẽ đề cập chi tiết đến các nhiệm vụ cụ thể như: Kế hoạch tăng vốn điều lệ, kế hoạch thoái vốn ở các công ty con không cần nắm giữ chi phối, kế hoạch cổ phần hóa và niêm yết các công ty con, kế hoạch đầu tư các dự án lớn…

Quy trình tái cấu trúc công ty

Q


 

Những lợi ích từ thành công của quá trình tái cấu trúc công ty

Tái cấu trúc công ty thành công, góp phần tạo ra một cơ sở tài chính vững mạnh và khả năng sinh lời cao có thể mang đến lợi ích cho tất cả các bên tham gia vào công ty. Những lợi ích mang lại từ tái cấu trúc tài chính đối với các bên được tóm tắt tại bảng 1.

Bảng 1: Những lợi ích cho các bên liên quan

Công ty

Nền tảng tài chính vững vàng, bảo vệ doanh thu, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, sự linh hoạt tài chính

Các nhà cung cấp

Ổn định thị trường, đảm bảo mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện uy tín thanh toán với nhà cung cấp

Ngân hàng

Bảo vệ giá trị thu hồi của khoản nợ, cải thiện xếp hạng tín nhiệm của công ty, từ đó đưa đến tiềm năng trả hết nợ

Người lao động

Tin tưởng vào tương lai của doanh nghiệp, giữ chân được nhân viên giỏi

Các khách hàng

Hiểu rõ công ty là một doanh nghiệp vững vàng và là một đối tác chiến lược giá trị

Các nhà đầu tư

Cổ phần của Công ty là một khoản đầu tư hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn dựa trên một nền tảng tài chính vững chắc

Như vậy việc tái cấu trúc thành công sẽ giúp Công ty xử lý được những yếu kém nội tại, thoát khỏi khủng hoảng và phát triển ổn định. Bên cạnh đó, người lao động được tạo điều kiện về công ăn việc làm ổn định, các chủ nợ có thể thu hồi được một phần hoặc phần lớn các khoản nợ, các khách hàng và nhà cung cấp yên tâm hợp tác với công ty và các cổ đông thì nhận được khoản hoàn vốn tốt và giá trị cổ phần trên thị trường gia tăng.

Tác động của tái cấu trúc tới giá trị doanh nghiệp

Dựa trên khảo sát xấp xỉ 1.000 công ty của Đức niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2005, hãng tư vấn Roland Berger Strategy Consultants đã chỉ ra rằng, thậm chí trong điều kiện thị trường chứng khoán giảm giá (bear market), tái cấu trúc thành công tạo ra tỷ suất lợi nhuận là cao hơn 75% (sau khi điều chỉnh cho rủi ro) so với mức trung bình của thị trường (được đo lường bởi chỉ số CDAX). Trong thị trường chứng khoán tăng giá (bull market), giá trị đạt được có thể xấp xỉ cao hơn 130% mức trung bình của thị trường. Điều này cho thấy, tái cấu trúc thành công không những giúp công ty gặp khó khăn có thể phục hồi mà nó còn tạo ra cơ sở cho sự tăng trưởng và gia tăng giá trị của công ty.

Thành quả của các trường hợp tái cấu trúc thành công

Chi phí tái cấu trúc (Restructuring Charge) là gì?

Chi phí tái cấu trúc (Restructuring Charge) là gì?

10:25 AM, 16/11/2023
Chi phí tái cấu trúc (tiếng Anh: Restructuring Charge) là một loại chi phí một lần mà các công ty phải trả khi tổ chức lại các hoạt động kinh doanh của mình.
Bộ Xây dựng giảm mục tiêu đề án xây nhà xã hội

Bộ Xây dựng giảm mục tiêu đề án xây nhà xã hội

10:25 AM, 16/11/2023
Bộ Xây dựng đề xuất giảm số căn nhà xã hội xây đến năm 2030 từ 1,4 triệu xuống hơn 1 triệu, vốn thực hiện cũng bớt 280.500 tỷ đồng.
Kết nối sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Kết nối sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

10:25 AM, 16/11/2023
Lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh với quy mô thị trường có thể đạt tới 180 tỷ USD trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên, để có được thị phần là chuyện không dễ dàng, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành hàng tiêu dùng và thực phẩm.
Chuyên gia: Mọi giao dịch nhà đất phải qua sàn chỉ làm đội thêm giá1

Chuyên gia: Mọi giao dịch nhà đất phải qua sàn chỉ làm đội thêm giá1

10:25 AM, 16/11/2023
Giao dịch nhà đất phải qua sàn không làm tăng tính minh bạch cho thị trường như kỳ vọng, ngược lại có thể đội giá, tăng thủ tục, theo chuyên gia.